Trong những bài tiếp theo đây, Mp3sony sẽ viết lại những kinh nghiệm mình rút ra được trong quá trình làm phụ đề tiếng Việt, với những phần mềm đơn giản, miễn phí nhưng mạnh mẽ. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp được những người mới chân ướt chân ráo làm quen với việc làm phụ đề Việt cho phim nước ngoài, chứ còn đối với các bác trùm trong làng sub Việt rồi thì không dám múa rìu qua mắt thợ đâu, hehe.
Phần 1 này sẽ là những kiến thức mở đầu về phim và phụ đề, giúp các bạn hiểu một cách cơ bản về cách đặt tên phim trên các trang web, forum hiện nay, cùng với cách tìm phụ đề trên mạng hiệu quả nhất.
1) Về cách dùng tên phim thông dụng trên các website, forum phim ảnh hiện nay: (phần này mình xin lấy lại một số thông tin từ bài viết của NIZ bên forum Gamevn, đồng thời là admin người Việt của trang web chuyên về phụ đề nổi tiếng Subscene.com, admin của website cộng đồng subber Việt Phudeviet.org)
Link tham khảo bài viết gốc tại đây
Thêm một link bài viết về cách phân biệt các bản phim rip: Link
Đối với phim lẻ, lấy ví dụ một tên phim như sau: Dark.City.1998.Dir.Cut.PROPER.720p.BluRay.DTS.x264-DON
- Đầu tiên bao giờ cũng là tên phim - ở đây là Dark City.
Thêm một link bài viết về cách phân biệt các bản phim rip: Link
Đối với phim lẻ, lấy ví dụ một tên phim như sau: Dark.City.1998.Dir.Cut.PROPER.720p.BluRay.DTS.x264-DON
- Đầu tiên bao giờ cũng là tên phim - ở đây là Dark City.
- Tiếp đến là năm sản xuất (1998).
- Tiếp đó bạn thấy có chữ Dir Cut. Cái phụ bản này nhằm xác định xem release này là bản bình thường hay "không bình thường". Các phụ bản thường gặp đó là:
Theatrical Cut: Phim sau khi quay xong đôi khi có 1 số cảnh quay vì 1 lí do nào đó đã bị cắt bớt. Đây cũng chính là bản phim ta hay xem ngoài rạp.
DC/Dir Cut/ Director's Cut: chính là bản phim đầy đủ không bị cắt xén do đạo diễn ghép thêm lại.
Extended Cut/ Special Edition/...: không những đầy đủ không bị cắt xén mà còn có thêm 1 số trường đoạn hoặc những cảnh quay ngoài lề, hoặc có khi lại có cả 1 kết thúc khác (alternative Ending), hoặc chứa nhiều bản khác nhau trong đó hoặc có khi có những thêm thắt khác mà phải xem trên đĩa gốc ta mới biết...
Uncut: Bản không cắt gì hết cũng không có gì thêm.
Unrated: 1 phim muốn được chiếu rạp ở Mĩ thì phải thông qua hệ thống kiểm duyệt và phân loại của MPAA (Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ). Nếu như phim đó có nhiều cảnh bạo lực, sex... thì sẽ bị rated cao - giới hạn tuổi và các thành phần chưa đủ tuổi ra rạp.Phim đánh dấu Unrated tức là phim đó không thông qua hệ thống phân loại này - tức là không chiếu rạp - không bị giới hạn tuổi để bán được nhiều đĩa hơn.
Limited: bản được bán với số lượng có hạn (vì có thêm 1 vài thứ ngoài)
XX Years Anniversary Edition: bản đặc biệt được phát hành nhân kỉ niệm XX năm của 1 bộ phim.
Remastered: được chuyển từ phim nhựa (với các phim từ ngày xửa ngày xưa) sang bluray, còn đối với phim mới là các bản đã được sửa lỗi do chính hãng phim đó phát hành lại.
Remux: chất lượng hình ảnh bằng Bluray nguyên gốc nhưng bị bỏ bớt vài kênh âm thanh, phụ đề...
Colorized Edition: 1 số phim đen trắng ngày xưa giờ được "màu hoá"
OAR (Original Aspect Ratio): Phim giữ nguyên tỉ lể khung hình ban đầu của phim lúc được quay. Phim ngày xưa tỉ lệ khung hình thường là 4:3 (1.33), giờ 1 số được chỉnh sửa thành 16:9 hoặc 1 số phim AR là 2,35:1 (anarmophic) cũng được chỉnh xuống 16:9. Hoặc rất nhiều phim sau khi quay xong vì nhiều lí do cũng thay đổi AR, khi đó bản có AR gốc gọi là OAR.
- Tiếp theo là chữ PROPER - đây gọi là ghi chú. Khi 1 Encode Release bị lỗi mà được nhóm khác encode lại thì gọi là PROPER, còn nếu do chính nhóm đó encode lại thì gọi là RERIP hoặc REPACK.
- Kế là Độ phân giải, nó có thể là 720p, 1080p hoặc 1080i,...
- Nguồn: có thể là Bluray (phổ biến nhất hiện nay), HDDVD (đã thua Bluray), HDTV (thu từ TV chất lượng HD), DVD (đĩa DVD thông thường), R5, CAM (quay trộm từ Rạp), TS (giống CAM nhưng lấy nguồn âm thanh chỗ khác), DVDScr, Workprint (Bản chưa hoàn thiện bị thu trộm trước khi hoàn thành việc tinh chỉnh lại âm thanh, kĩ xảo),...
Có 1 loại nguồn hiếm gặp khác đó là DTheater.
DTheater hay còn gọi là D-VHS là 1 dạng băng video kỹ thuật số xem được bằng đầu máy của JVC và ra đời cũng lâu rồi - hiểu nôm na là nó cũng là 1 dạng source như Bluray và HDDVD nhưng nó xuất hiện sớm hơn nhiều (thời đó là cạnh tranh với DVD giá rẻ).
Điểm khác biệt là bandwidth tối đa của DTheater là 28 Mbps => Độ phân giải tối đa 1080i.
2 là âm thanh chỉ đạt được đến mức DTS ( xấp xỉ 1,5 Mbps) chứ ko thể đến DTS5.1 hoặc DTS HD.
Thêm nữa, định dạng này cũng gần như đã tuyệt chủng vào năm 2005...Tính ra sơ sơ có khoảng trên dưới trăm phim được release dưới dạng DTheater.
- Audio Codec: thường là AC3 (DD5.1), DTS hoặc DTS Digital Surround (DTS 5.1)....
AC3 (Dolby Digital) ra đời thay thế cho hệ thống âm thanh Dolby Pro-Logic, chế độ âm thanh này có thể cho chúng ta hiệu ứng Surround nhưng ở dạng Stereo do Dolby Labs mua bản quyền từ AAC còn DTS [Digital Theater System] do Terry Beard phát minh năm 1997.
Ngoài ra mới gần đây với sự ra đời của HD (BluRay và HD-DVD), còn sinh ra cái thể loại DTS-HD và Dolby Digital Plus nữa, đây là thể loại DTS và Dolby chất lượng cao, nghĩa là có bitrate của từng kênh lớn hơn mấy chuẩn cũ rất nhiều.
Riêng AC3 và DTS thì cả hai đều là dạng nén, DTS khác AC3 một chỗ là nén ở bitrate cao hơn rất nhiều...
- Video Codec: Nói về HD hiện nay thì có nhiều Codec khác nhau như H264/MPEG-4 AVC, Divx 6 hoặc x264 ( phổ biến nhất hiện nay - cũng vì nó miễn phí ), VC-1 ....
- Cuối cùng là tên nhóm Encode: về phim HD có những nhóm rip tên tuổi như ESiR, CtrlHD, DON, EuReKA, EPiK/EbP (hàng VN chất lượng cao ), còn về phần DVDRip thì có những tên tuổi aXXo (đã giải thể), FXG, DiAMOND, ViSiON, JUMANJi, FXM...
Đối với series phim, cách đặt tên cũng tương tự, chỉ khác là thêm một phần cho biết season và thứ tự tập nữa, ví dụ: Fringe.S02.E01.720p.HDTV.x264-CTU, ở đây là series Fringe, season 2, tập 1, nguồn HDTV, encode bởi nhóm CTU.
2) Về phụ đề tiếng Việt và cách tìm phụ đề:
Ở phần này mình chỉ đề cập đến trang Subscene.com, một trang web chuyên về phụ đề với lượng database khổng lồ bao gồm phụ đề của rất nhiều thứ tiếng và rất nhiều phim. Trong thời gian gần đây, lượng phụ đề tiếng Việt xuất hiện trên subscene đã tăng lên rất nhiều, do nhu cầu phim ảnh của người Việt hiện nay khá cao và đội ngũ dịch sub Việt cũng tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, chất lượng sub Việt trên đây thế nào thì còn phải bàn lại.
Cách tìm sub Việt cho một bộ phim nước ngoài trên Subscene cũng khá đơn giản. Sau khi có được một bộ phim (giờ đây download rất dễ từ các website, diễn dàn về phim ảnh) bạn vào Subscene, search theo tên phim và chọn bản phụ đề phù hợp với bộ phim mình đang có (căn cứ theo cách đặt tên phim mà mình đã nói đến ở trên).
Thực ra, theo kinh nghiệm cá nhân của Mp3sony, bạn nên lên Subscene trước, tìm xem phim mình cần đã có sub Việt chưa, nếu có thì sub đó dành cho bản phim nào (hiện giờ hầu hết sub Việt đầu đã được đặt theo tên bản release của phim, bạn sẽ rất dễ tìm). Sau đó bạn mới down bản phim phù hợp với sub Việt đã có.
Thông thường với phim nói tiếng Anh sẽ rất dễ tìm phụ đề, vì người dịch sẽ up lên Subscene ngay. Bạn có thể tin vào chất lượng bản dịch của một số "nhân sĩ võ lâm" danh tiếng hiện nay như NIZ, hoanglonghs, nhungong, westwind, kenton, ryanpham... và nhiều người nữa mà mình không biết hết được, và có cả Mp3sony nữa chứ (cho quảng cáo tí, hehe). Còn đối với đa phần các phim châu Á như Hàn, Nhật, Trung thì khá khó kiếm. Có một số diễn đàn chuyên về mảng phim Á này, nhưng họ lại làm hardsub vào phim luôn chứ không share trên Subscene.
Chất lượng sub Việt trên Subscene hiện nay cũng không phải là tốt hoàn toàn, cũng có những người tung bản dịch bằng google translate lên, đọc rất ngô nghê, vớ vẩn, hoặc có người dịch sai rất nhiều so với nguyên bản sub tiếng Anh. Để tránh bớt tình trạng xem sub dỏm mà bực mình, trước khi down bạn nên xem qua phần comment và vote của sub đó xem có vấn đề gì không. Tuy nhiên, điều này có lẽ chỉ ảnh hưởng đến những người yêu phim chân chính, còn cá nhân mình thấy, rất nhiều người chỉ xem phim cho có, cho biết nội dung mà nói chuyện tán phét với người khác, nên dù có những cái sub sai lè lè ra người ta vẫn vào comment khen ngợi và vote tốt được.
Tiếp theo:
Phần 2: Giới thiệu các phần mềm cần thiết
Phần 3: Chuẩn bị phần mềm
- Tiếp đó bạn thấy có chữ Dir Cut. Cái phụ bản này nhằm xác định xem release này là bản bình thường hay "không bình thường". Các phụ bản thường gặp đó là:
Theatrical Cut: Phim sau khi quay xong đôi khi có 1 số cảnh quay vì 1 lí do nào đó đã bị cắt bớt. Đây cũng chính là bản phim ta hay xem ngoài rạp.
DC/Dir Cut/ Director's Cut: chính là bản phim đầy đủ không bị cắt xén do đạo diễn ghép thêm lại.
Extended Cut/ Special Edition/...: không những đầy đủ không bị cắt xén mà còn có thêm 1 số trường đoạn hoặc những cảnh quay ngoài lề, hoặc có khi lại có cả 1 kết thúc khác (alternative Ending), hoặc chứa nhiều bản khác nhau trong đó hoặc có khi có những thêm thắt khác mà phải xem trên đĩa gốc ta mới biết...
Uncut: Bản không cắt gì hết cũng không có gì thêm.
Unrated: 1 phim muốn được chiếu rạp ở Mĩ thì phải thông qua hệ thống kiểm duyệt và phân loại của MPAA (Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ). Nếu như phim đó có nhiều cảnh bạo lực, sex... thì sẽ bị rated cao - giới hạn tuổi và các thành phần chưa đủ tuổi ra rạp.Phim đánh dấu Unrated tức là phim đó không thông qua hệ thống phân loại này - tức là không chiếu rạp - không bị giới hạn tuổi để bán được nhiều đĩa hơn.
Limited: bản được bán với số lượng có hạn (vì có thêm 1 vài thứ ngoài)
XX Years Anniversary Edition: bản đặc biệt được phát hành nhân kỉ niệm XX năm của 1 bộ phim.
Remastered: được chuyển từ phim nhựa (với các phim từ ngày xửa ngày xưa) sang bluray, còn đối với phim mới là các bản đã được sửa lỗi do chính hãng phim đó phát hành lại.
Remux: chất lượng hình ảnh bằng Bluray nguyên gốc nhưng bị bỏ bớt vài kênh âm thanh, phụ đề...
Colorized Edition: 1 số phim đen trắng ngày xưa giờ được "màu hoá"
OAR (Original Aspect Ratio): Phim giữ nguyên tỉ lể khung hình ban đầu của phim lúc được quay. Phim ngày xưa tỉ lệ khung hình thường là 4:3 (1.33), giờ 1 số được chỉnh sửa thành 16:9 hoặc 1 số phim AR là 2,35:1 (anarmophic) cũng được chỉnh xuống 16:9. Hoặc rất nhiều phim sau khi quay xong vì nhiều lí do cũng thay đổi AR, khi đó bản có AR gốc gọi là OAR.
- Tiếp theo là chữ PROPER - đây gọi là ghi chú. Khi 1 Encode Release bị lỗi mà được nhóm khác encode lại thì gọi là PROPER, còn nếu do chính nhóm đó encode lại thì gọi là RERIP hoặc REPACK.
- Kế là Độ phân giải, nó có thể là 720p, 1080p hoặc 1080i,...
- Nguồn: có thể là Bluray (phổ biến nhất hiện nay), HDDVD (đã thua Bluray), HDTV (thu từ TV chất lượng HD), DVD (đĩa DVD thông thường), R5, CAM (quay trộm từ Rạp), TS (giống CAM nhưng lấy nguồn âm thanh chỗ khác), DVDScr, Workprint (Bản chưa hoàn thiện bị thu trộm trước khi hoàn thành việc tinh chỉnh lại âm thanh, kĩ xảo),...
Có 1 loại nguồn hiếm gặp khác đó là DTheater.
DTheater hay còn gọi là D-VHS là 1 dạng băng video kỹ thuật số xem được bằng đầu máy của JVC và ra đời cũng lâu rồi - hiểu nôm na là nó cũng là 1 dạng source như Bluray và HDDVD nhưng nó xuất hiện sớm hơn nhiều (thời đó là cạnh tranh với DVD giá rẻ).
Điểm khác biệt là bandwidth tối đa của DTheater là 28 Mbps => Độ phân giải tối đa 1080i.
2 là âm thanh chỉ đạt được đến mức DTS ( xấp xỉ 1,5 Mbps) chứ ko thể đến DTS5.1 hoặc DTS HD.
Thêm nữa, định dạng này cũng gần như đã tuyệt chủng vào năm 2005...Tính ra sơ sơ có khoảng trên dưới trăm phim được release dưới dạng DTheater.
- Audio Codec: thường là AC3 (DD5.1), DTS hoặc DTS Digital Surround (DTS 5.1)....
AC3 (Dolby Digital) ra đời thay thế cho hệ thống âm thanh Dolby Pro-Logic, chế độ âm thanh này có thể cho chúng ta hiệu ứng Surround nhưng ở dạng Stereo do Dolby Labs mua bản quyền từ AAC còn DTS [Digital Theater System] do Terry Beard phát minh năm 1997.
Ngoài ra mới gần đây với sự ra đời của HD (BluRay và HD-DVD), còn sinh ra cái thể loại DTS-HD và Dolby Digital Plus nữa, đây là thể loại DTS và Dolby chất lượng cao, nghĩa là có bitrate của từng kênh lớn hơn mấy chuẩn cũ rất nhiều.
Riêng AC3 và DTS thì cả hai đều là dạng nén, DTS khác AC3 một chỗ là nén ở bitrate cao hơn rất nhiều...
- Video Codec: Nói về HD hiện nay thì có nhiều Codec khác nhau như H264/MPEG-4 AVC, Divx 6 hoặc x264 ( phổ biến nhất hiện nay - cũng vì nó miễn phí ), VC-1 ....
- Cuối cùng là tên nhóm Encode: về phim HD có những nhóm rip tên tuổi như ESiR, CtrlHD, DON, EuReKA, EPiK/EbP (hàng VN chất lượng cao ), còn về phần DVDRip thì có những tên tuổi aXXo (đã giải thể), FXG, DiAMOND, ViSiON, JUMANJi, FXM...
Đối với series phim, cách đặt tên cũng tương tự, chỉ khác là thêm một phần cho biết season và thứ tự tập nữa, ví dụ: Fringe.S02.E01.720p.HDTV.x264-CTU, ở đây là series Fringe, season 2, tập 1, nguồn HDTV, encode bởi nhóm CTU.
2) Về phụ đề tiếng Việt và cách tìm phụ đề:
Ở phần này mình chỉ đề cập đến trang Subscene.com, một trang web chuyên về phụ đề với lượng database khổng lồ bao gồm phụ đề của rất nhiều thứ tiếng và rất nhiều phim. Trong thời gian gần đây, lượng phụ đề tiếng Việt xuất hiện trên subscene đã tăng lên rất nhiều, do nhu cầu phim ảnh của người Việt hiện nay khá cao và đội ngũ dịch sub Việt cũng tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, chất lượng sub Việt trên đây thế nào thì còn phải bàn lại.
Cách tìm sub Việt cho một bộ phim nước ngoài trên Subscene cũng khá đơn giản. Sau khi có được một bộ phim (giờ đây download rất dễ từ các website, diễn dàn về phim ảnh) bạn vào Subscene, search theo tên phim và chọn bản phụ đề phù hợp với bộ phim mình đang có (căn cứ theo cách đặt tên phim mà mình đã nói đến ở trên).
Thực ra, theo kinh nghiệm cá nhân của Mp3sony, bạn nên lên Subscene trước, tìm xem phim mình cần đã có sub Việt chưa, nếu có thì sub đó dành cho bản phim nào (hiện giờ hầu hết sub Việt đầu đã được đặt theo tên bản release của phim, bạn sẽ rất dễ tìm). Sau đó bạn mới down bản phim phù hợp với sub Việt đã có.
Thông thường với phim nói tiếng Anh sẽ rất dễ tìm phụ đề, vì người dịch sẽ up lên Subscene ngay. Bạn có thể tin vào chất lượng bản dịch của một số "nhân sĩ võ lâm" danh tiếng hiện nay như NIZ, hoanglonghs, nhungong, westwind, kenton, ryanpham... và nhiều người nữa mà mình không biết hết được, và có cả Mp3sony nữa chứ (cho quảng cáo tí, hehe). Còn đối với đa phần các phim châu Á như Hàn, Nhật, Trung thì khá khó kiếm. Có một số diễn đàn chuyên về mảng phim Á này, nhưng họ lại làm hardsub vào phim luôn chứ không share trên Subscene.
Chất lượng sub Việt trên Subscene hiện nay cũng không phải là tốt hoàn toàn, cũng có những người tung bản dịch bằng google translate lên, đọc rất ngô nghê, vớ vẩn, hoặc có người dịch sai rất nhiều so với nguyên bản sub tiếng Anh. Để tránh bớt tình trạng xem sub dỏm mà bực mình, trước khi down bạn nên xem qua phần comment và vote của sub đó xem có vấn đề gì không. Tuy nhiên, điều này có lẽ chỉ ảnh hưởng đến những người yêu phim chân chính, còn cá nhân mình thấy, rất nhiều người chỉ xem phim cho có, cho biết nội dung mà nói chuyện tán phét với người khác, nên dù có những cái sub sai lè lè ra người ta vẫn vào comment khen ngợi và vote tốt được.
Tiếp theo:
Phần 2: Giới thiệu các phần mềm cần thiết
Phần 3: Chuẩn bị phần mềm
Đang chờ đến phần chính của bài viết ^^
ReplyDeleteDịch Battle: Los Angeles (2011) đi bác mp3sony
ReplyDeleteHàng hót đã có r5. Chờ bản dịch quá
Đã có bản phim R5 nhưng sub chuẩn thì chưa thấy đâu cả :D dạo này cũng bận quá, chưa viết tiếp bài về cách làm sub được
ReplyDeleteChào các subber
ReplyDeleteMình tên Kiên,
Mình cũng hay down phụ đề phim về xem mà cứ
nghĩ rằng các phụ đề do các công ty chuyên làm phụ
đề làm.
Nay muốn làm phụ đề nên mình lên mạng tìm hiểu
thì mới biết các phụ đề là do công lao thầm lặng của
các subber.
Các bạn đã âm thầm mang lại những giây phút sảng
khoái cho người xem phim, cũng như kết nối người
Việt Nam với văn hoá thế giới.
Mình thật sự cảm động khi đọc tin tại:
Chân dung những người làm phụ đề Việt trên Internet
Những giây phút vui vẻ, hạnh phúc của mình khi xem
những thước phim đầy ý nghĩa bên gia đình & những người
thân yêu đều là những nỗ lực của bạn cùng những subber
trên Internet tạo nên.
Kiên thật sự cảm ơn Bạn & các subber rất rất nhiều...
Thật ra mình có khoảng 35 đoạn video.
Tất nhiên theo mình thì rất hay.
Có điều sở thích mỗi người lại khác nhau. Nên không biết Bạn
có thích để làm phụ đề không?
Mình xin được giới thiệu sơ về 35 đoạn video:
Bạn có từng nghe qua tên những người nổi tiếng như:
Bill ClinTon, Hugh Jackman, Donna Karan, Quincy Jones,
Mariel Hemingway, Larry King, Pat Riley, Andre Agassi,
Serena Williams, NBA Coach Bob Hill, Dalalatma, Nelson Maldela....
Những người này đã được 1 người tư vấn & huấn luyện
để càng thành công trong cuộc sống hơn.
Thậm chí ông còn tư vấn cho quân đội Mỹ, chính phủ các
nước trên thế giới và cả các đấu sĩ lồng sắt cũng như các tội
phạm khét tiếng.
Sau khi tham gia các khoá học của ông xong thì mọi người
có được 1 động lực mạnh mẽ để tiến tới thành công. Các khoá
học của ông thường kéo dài 4 hoặc 6 ngày và giá là khoảng
5000usd.
Có khoá học được ông cho mọi người đi qua lửa để rèn luyện ý
chí sắt thép vươn lên trong cuộc sống.
Sau đây là các lời khen ngợi từ những người nổi tiếng gởi tặng ông:
"No matter who you are, no matter how successful, no matter how happy
--Tony has something to offer you."
Hugh Jackman,
Actor
Những ngợi khen cho ông rất nhiều vì những đóng góp của ông
giúp những người khác thành công nhanh hơn & mang lại nhiều
lợi ích cho xã hội ngày nay.
Những cuốn phim của Kiên down được trên torrent. Nó là các trích
đoạn từ các khoá học 5000usd/ 6 ngày của ông.
Nó không phải là các đoạn phim đầy tình tiết như 1 cuốn phim
thông thường. Và nó cũng có những cảm xúc làm cho hàng ngàn
người xem phải thót tim lại cũng như cười vỡ bụng khi mình biết
mình đã có những suy nghĩ ngốc nghếch làm kìm hãm sự thăng
tiến của mình.
Cuốn phim diễn tả ông đang sử dụng những kỹ thuật của hàng ngàn
người thành công mà ông đã phỏng vấn & áp dụng vào thành công của
chính mình rồi ông đang hướng dẫn những người tham dự hội thảo áp
dụng để thay đổi theo chiều hướng tích cực có lợi cho bản thân họ.
Đây là các cuốn phim được ông bán ra cho những người muốn được
học hỏi những kỹ thuật như ông & tư vấn lại cho những người muốn được
thành công & hạnh phúc hơn.
Các cuốn phim đều có scripts lưu trong file word.
Bạn có thể lên Youtube và search thì có rất nhiều các trích đoạn của ông.
Còn cái mình mới down thì chưa thấy trên Youtube. Mình nghĩ chắc còn mới
nên chưa ai up lên.
Tên của ông là: Anthony Robbins hay còn gọi là Tony Robbins. Diễn giả số 1
thế giới hiện nay.
Hy vọng những PR ở trên sẽ mang lại nguồn cảm hứng cho Bạn & các subber
làm nên những thước phim mà sẽ mang lại cảm hứng đưa con người Việt Nam
vươn lên tầm cao của thế giới nhờ học hỏi những kỹ thuật mới nhất từ ông.
Kết thúc email không gì bằng Biết Ơn những đóng góp thầm lặng của Bạn
cùng các subber trên Internet đã & đang khẳng định sự lớn mạnh của mình
với thế giới.
Không gì tuyệt vời hơn nếu Kiên hân hạnh được gặp Bạn cùng các subber
offline chứ không phải qua các dòng email vô cảm này!!!
Vui khi được gởi mail cho BẠN,
Bài viết rất hay, mình cũng không có thích khi có quá nhiều sub Việt trên subscene dịch theo kiểu google.
ReplyDeletebởi vậy giờ cứ lên Phudeviet.org là đảm bảo chất lượng nhất ;))
ReplyDelete