Monday, July 2, 2012

[Thủ thuật] ConvertXtoDVD - Nguyên tắc convert (sưu tầm)


Bài viết sẽ cho các bạn biết rõ thêm về sự khác biệt của ConvertXtoDVD so với các phần mềm chuyển đổi khác và làm thế nào để có được những kết quả tốt nhất.

     Trước hết, có ba (3) loại chính của việc mã hóa được sử dụng để chuyển đổi các phim gốc thành DVD.


1. Hầu hết người dùng đã quen thuộc với cách mã hóa có một “bitrate” liên tục/cố định, gọi là "Constant Bitrate" (CBR), tức có cùng một số lượng “bitrate” liên tục/đồng đều nào đó được chỉ định cho mỗi cảnh (scene) trong video. Điều đó thường gây ra nhiều “bitrate” không cần thiết được dùng cho những cảnh đơn giản, nhưng ngược lại không đủ đối với các cảnh (scene) phức tạp.

     Kết quả, chất lượng của những cảnh lại khác nhau: Chất lượng cao cho những cảnh đơn giản và chất lượng thấp hơn cho những cảnh phức tạp. Do đó, dung lượng/kích thước của phim chuyển đổi có thể được dự đoán dễ dàng bằng cách dựa vào số “bitrate” trung bình theo quy định để làm đầy một đĩa DVD.

2. Ngoài ra, người dùng cũng đã quen thuộc với loại thứ hai, có “bitrate” biến chuyển/không cố định gọi là “Variable Bitrate” (VBR). Phương pháp này chỉ định số “bitrate” một cách uyển chuyển tùy theo mức độ phức tạp của cảnh trong phim (nhiều “bitrate” được dùng cho những cảnh phức tạp và ít “bitrate” hơn cho những cảnh đơn giản).

3. Khác hẳn với hai (2) phương cách nói trên, ConvertXtoDVD (chỉ riêng version 4) đã dùng một phương pháp mới mà nhiều người không quen thuộc, được gọi là “Constant Quantization” (CQ), Nó duy trì các yếu tố "cùng một lượng tử hóa”/ một số lượng mã hóa không đổi (Q) cho tất cả các cảnh trong phim và “Q” có thể được dùng như là một thước đo chất lượng, nó chỉ định một “bitrate” cần thiết cho mỗi cảnh để giữ cùng một chất lượng cho tất cả những cảnh trong phim bất kể mức độ phức tạp.

     Dung lượng của phim khi dùng mã hóa “CQ” không thể dự đoán trước khi chuyển đổi, bởi mức độ phức tạp của những cảnh trong phim không thể đo lường trước, và “Q” là một số nguyên, do đó mỗi phim có một dung lượng/kích thước khác nhau (bởi “Q” khác nhau).

     Kết quả là đĩa DVD thường sẽ không được hoàn toàn đầy (full) so với các phương pháp mã hóa khác (mà con số “bitrate” được kiểm soát một cách chặt chẽ). Vì vậy, đừng luôn luôn trông mong ConvertXtoDVD version 4 sẽ hoàn toàn làm đầy một đĩa DVD sau khi convert.

     Nhiều chuyên gia quen thuộc với mã hóa “CQ” đã không coi việc này là một vấn đề đáng quan tâm, bởi họ thấy rằng “CQ” có thể cho ra chất lượng tốt hơn hơn so với các phương pháp khác để ghi đĩa DVD, và ConvertXtoDVD đã nổi danh về việc tạo ra chất lượng tốt nhất trong số các đối thủ cạnh tranh, khi nó được dùng đúng cách.

(Ngôn ngữ có hơi nặng tính kỹ thuật, mình cũng không hiểu rõ lắm, nhưng xem ra cũng là những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho quyết định sử dụng phần mềm nào để cho ra hiệu quả tốt nhất cho đĩa phim)

No comments:

Post a Comment