Viện Hàn Lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ (AMPAS) vừa công nhận là lễ trao giải Oscar nổi tiếng tại nhà hát Kodak vừa qua thực chất là buổi tổng diễn tập lớn cho Giải “Cánh diều vàng” sẽ diễn ra ngày 17/3 tới đây tại Hà nội của Hội điện ảnh Việt nam lừng danh. Truyền thông các nước đã xác nhận thông tin “động trời” này.
Thực ra chuyện này cũng rất hợp lý và đơn giản, nhưng vì bộ máy truyền thông khủng của Holywood cộng với kinh phí quảng cáo chóng mặt đã làm Oscar nổi bật và lu mờ mất giải thưởng chính mà nó chỉ là sự mở màn là Cánh diều vàng. Ai cũng tưởng trước Oscar là Quả cầu vàng, trước cầu vàng là BAFTA, những giải thưởng điện ảnh hàng đầu làm lu mờ một loạt tên tuổi khác như Gấu vàng, Cành cọ vàng và Sư tử vàng của châu Âu. Cũng là vàng cả đấy, nhưng cái “vàng”sau bao giờ cũng có giá hơn cái trước, vì thế độ hoành tráng và phức tạp trong khâu tổ chức và mọi mặt khác thì Cánh diều vàng vẫn là nhất. Sau những ồn ào và náo nhiệt của Oscar qua đi, giờ đây, cả thế giới hướng đến ngày 17/3 lịch sử. Không tuyên truyền rộng rãi vì kinh phí hạn hẹp, không tham lam nhiều giải thưởng cũng như số lượng phim tranh giải, với tiêu chí dài dòng nhưng đầy ý nghĩa xã hội và nhân văn…Cánh diều vàng đã tập hợp được những bộ phim xuất sắc nhất trong năm vừa qua từ nền Điện ảnh không những có bề dày lịch sử mà còn cả một thị trường đầy tiềm năng, con rồng Điện ảnh của châu Á đang trỗi dậy.
Oscar tuy tổ chức rùm beng nhưng có rất nhiều điều còn thua xa Cánh diều, đơn cử như sau:
1. Tiêu chí Cánh diều hoành tráng hơn:” Đề cao tác phẩm có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân vắn và đạt hiểu quả xã hội tích cực”. Mấy tay tổ chức Oscar chỉ nghĩ nông cạn rằng phim ảnh thì đương nhiên là sáng tạo nghệ thuật vì muc đích xã hội và nhân văn rồi, việc gì phải hô khẩu hiệu? Còn bản sắc dân tộc là gì thì chắc hàng ngàn năm sau họ mới hiểu! Vì vậy giải Oscar chỉ được bề nổi ầm ĩ nhưng tiêu chí rất không rõ ràng, và nó luôn gây thắc mắc sau mỗi lần trao giải và những cuộc tranh cãi bất tận. Ở Việt Nam sau giải Cánh diều được trao, nhà nhà đều cực kỳ vui vẻ.
2. Tổ chức thảm đỏ của Cánh diều giản dị và đỡ tốn kém và văn minh hơn nhiều: Thảm đỏ thực chất chỉ là cái lối đi của nghệ sĩ, nhưng bên BTC Oscar lại biến nó thành một Pre-show rườm rà, phức tạp và sáo rỗng, chỉ để nghệ sĩ khoe xống áo, béo bở cho truyền thông và lấy tiền của các fan hâm mộ, trong khi để làm được không khí đó, BTC Diều vàng chỉ việc bỏ ít tiền ra thuê đám sinh viên, vừa đóng giả fan, vừa đóng nhiếp ảnh chụp hình, vẫy đèn chớp Tàu lia lịa. Làm thế vừa có không khí, vừa tạo công ăn việc làm thêm cho đám sinh viên nghèo nhiệt tình và hiếu học.
3. Chọn phim: Oscar chỉ là tổ chức phi chính phủ nên cao lắm nó cũng huy động được phim của các hãng tư nhân thế giới, nhất là Mỹ tham gia. Nhưng ở giải Cánh diều, ngoài tư nhân còn có phim nhà nước, ngoài phim thương mại còn có cả phim tuyên truyền. Điều này Oscar tìm hiểu mãi mà chưa thực hiện được thế nào là “phim nhà nước”. Diều vàng còn tỏ rõ sự ưu việt khi nó mở rộng cho cả Việt kiều ngoài nước và nhiều thành viên ngoài Hội điện ảnh tham gia, điều mà trước đây chưa từng có. Đơn giản bởi vì nếu chỉ lấy phim của Hội thì năm nay mới có hai phim, chẳng nhẽ lại để mỗi hai cái ấy tranh nhau một vàng một bạc? Hơn nữa, ý nghĩa tuyên truyền thời này nó phải hiểu rộng và khác đi, tuyên truyền cho việc ăn chơi, kiếm tiền, giải trí nhảm mà vui cũng là kích cầu thương mại, thế là góp phần xây dựng xã hội rồi còn gì? Cho nên thể loại của Cánh diều năm nay rất đa dạng và phong phú, chứ cái kiểu cứ mãi viễn tưởng rồi lại hoài cổ như Oscar thì chỉ tổ làm điện ảnh đi vào ngõ cụt!
4. Ban giám khảo: Đến thời buổi này mà AMPAS còn lạc hậu đến mức nhờ tới cả năm sáu ngàn thành viên cùng chấm giải Oscar, sự rắc rối này khiến AMPAS ngoài những sự liên lạc vô cùng phức tạp và nỗi lo lộ phim từ BGK ra chợ đen năm nào cũng tái diễn, BTC Oscar còn tốn cả núi tiền để thuê hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers kiểm hàng đống phiếu bầu từ đám thành viên mỗi người một ý kia. Rút kinh nghiệm từ đó, BTC Cánh diều chỉ mời có 13 thành viên và nhốt họ vào một chỗ để ngồi chấm phim. Vừa bí mật, vừa tiết kiệm mà lại còn dễ “hội ý” khi có vấn đề gì nhạy cảm. Con số 13 này tạo nên một cuộc họp kín kiểu Last Supper nổi tiếng của Da Vinci đầy bí hiểm và kịch tính. Nhất là chỉ biết trước có một nhân vật chính trong vai “Chúa” với danh hiệu “Nhân dân” đầy uy lực. Những kẻ giấu mặt khác thì phải chờ đến thứ 6 ngày 13 mới có thể biết một phần mặt thật. Như vậy về tổ chức và hấp dẫn truyền thông, Diều vàng đã tỏ ưu thế hơn hẳn. Những thành viên BGK Diều vàng luôn giữ vững truyền thống đòan kết:” Tất cả nhất trí, mỗi người một ý”. Nếu họ có cãi nhau hay tố nhau cũng chỉ sau khi giải đã thành công tốt đẹp chứ nhất định không đụng chạm nhau trong khi chấm điểm, bất kể ấm ức đến đâu.
5. Khách mời và nghệ sĩ trao giải: Cái đám sao Holywood là chúa háo danh, hễ cứ nghe có TH trực tiếp và thảm đỏ là kéo nhau đi ầm ầm chật đường chật phố gây tắc nghẽn giao thông với những xe dài xe ngắn cổ quái. Những “sao” Việt thường rất rõ ràng và kiên quyết trong chuyện này. Truyền hình thì họ cũng lên mãi rồi, không gỉai này thì giải khác, tháng nào chả có. Điều quan trọng khiến họ nhận lời đi dự, ngoài điều kiện ăn ở đi lại thì chuyện quan trọng nhất mà BTC cần làm là việc thông báo trước là họ có được giải gì hay không! Với lòng tự trọng cao, các sao Việt quyết không mang mình ra làm trò cười cho thiên hạ khi không có giải mà cứ ngồi sượng trân ở dưới ghế khán giả làm nền cho người khác để quay phim. Hay ít nhất BTC cũng phải mời các “sao” lên trao giải, hát hò hay gì đó để không có miếng cũng để tiếng thì họa may còn xét để nhận lời nếu lịch chạy sô còn trống. Nếu không thì a lê tớ ở nhà xem TV còn sướng hơn. Thế nên BTC bao giờ cũng phải rò rỉ vài tin tốt lành giờ chót cho đám đông “sao” thêm xôm tụ. Điều này hơi trái với nguyên tắc bí mật nhưng cũng chẳng sao. Không nói với chúng nó thì kết quả đằng nào cũng bị đám báo trí rỏ rỉ trước lúc trao giải hết mà thôi. Có điều xác suất cũng chỉ tới 99% là cùng chứ chẳng bao giờ lộ hết. Việc này thì BTC cam đoan.
Chính vì biết rút kinh nghiệm từ cuộc tổng diễn tập tiền Diều vàng là Oscar nên năm nào, giải Cánh diều vàng cũng thành công rực rỡ, mang lại vinh quang cho điện ảnh nước nhà.
P.S.: Theo tin từ hành lang, dù chưa lộ danh tính BGK và các phi chưa được chấm nhưng có những phim sau đây đã kịp cán đích:
- Phim đặt tên tiếng nước ngoài hay nhất: “ Hello cô Ba”
- Phim có cái tên dài nhất: Hotboy…gái điếm…con vịt…thằng cười”
- Phim “nổ” xịt nhất: Ngôi nhà trong hẻm
- Phim tạp kỹ về thể loại nhất: Huyết ngải
- Phim cổ điển nhất: Mùi cỏ cháy
- Phim nữ tính nhất: Tâm hồn mẹ
- Long ruồi và Lệnh xóa sổ được Ủy ban Điện ảnh Hồng Kông tặng bằng danh dự cho việc bảo tồn và phát triển phong cách Hồng Kông ra ngoài biên giới.
- Sài gòn Yo được nhà sản xuất phim “Step up” tặng giải phiên bản Việt hay nhất…
Phim nào cũng được giải, đó chính là tính ưu việt vượt trội của Diều vàng so với bất kỳ giải thưởng điện ảnh nào có chữ Vàng trên thế giới. Tính nhấn văn của Diều vàng chính là ở chỗ nó không để ai về tay không bao giờ, ít nhất thì cũng được lãnh đạo tặng hoa và bằng khen trên sân khấu...
Có một giải thưởng chính thức chắc chắn được trao không phải cho người dự thi mà cho nhân vật tài ba nghĩ ra hình tượng cánh diều vì những lý do đặc biệt sáng tạo: Hình tượng cánh diều không thể bay tự mình mà luôn cần sự hỗ trợ hay tác động từ bên ngoài, sự sáng tạo của cánh diều không thể vô tận mà chỉ giới hạn trong độ dài cuộn dây và điều quan trọng nhất, diều chỉ bay được khi có kẻ giật dây…
AMPAS luôn không thể hiểu được những bí mật này vì họ quá kém tinh thần học hỏi khi không cử người thường xuyên qua dự giải Cánh diều hoăc xem TH trực tiếp. Vẫn biết lịch của Đài TH địa phương thay đổi như cơm bữa nên nhét lễ Diều vàng vào lúc nào có thể khi có giờ trống, nhưng đã là nhà tổ chức chuyên nghiệp thì phải nắm vững thông tin hàng ngày chứ? Cứ như vậy thì Oscar chằng bao giờ khá được!
Thực ra chuyện này cũng rất hợp lý và đơn giản, nhưng vì bộ máy truyền thông khủng của Holywood cộng với kinh phí quảng cáo chóng mặt đã làm Oscar nổi bật và lu mờ mất giải thưởng chính mà nó chỉ là sự mở màn là Cánh diều vàng. Ai cũng tưởng trước Oscar là Quả cầu vàng, trước cầu vàng là BAFTA, những giải thưởng điện ảnh hàng đầu làm lu mờ một loạt tên tuổi khác như Gấu vàng, Cành cọ vàng và Sư tử vàng của châu Âu. Cũng là vàng cả đấy, nhưng cái “vàng”sau bao giờ cũng có giá hơn cái trước, vì thế độ hoành tráng và phức tạp trong khâu tổ chức và mọi mặt khác thì Cánh diều vàng vẫn là nhất. Sau những ồn ào và náo nhiệt của Oscar qua đi, giờ đây, cả thế giới hướng đến ngày 17/3 lịch sử. Không tuyên truyền rộng rãi vì kinh phí hạn hẹp, không tham lam nhiều giải thưởng cũng như số lượng phim tranh giải, với tiêu chí dài dòng nhưng đầy ý nghĩa xã hội và nhân văn…Cánh diều vàng đã tập hợp được những bộ phim xuất sắc nhất trong năm vừa qua từ nền Điện ảnh không những có bề dày lịch sử mà còn cả một thị trường đầy tiềm năng, con rồng Điện ảnh của châu Á đang trỗi dậy.
Oscar tuy tổ chức rùm beng nhưng có rất nhiều điều còn thua xa Cánh diều, đơn cử như sau:
1. Tiêu chí Cánh diều hoành tráng hơn:” Đề cao tác phẩm có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân vắn và đạt hiểu quả xã hội tích cực”. Mấy tay tổ chức Oscar chỉ nghĩ nông cạn rằng phim ảnh thì đương nhiên là sáng tạo nghệ thuật vì muc đích xã hội và nhân văn rồi, việc gì phải hô khẩu hiệu? Còn bản sắc dân tộc là gì thì chắc hàng ngàn năm sau họ mới hiểu! Vì vậy giải Oscar chỉ được bề nổi ầm ĩ nhưng tiêu chí rất không rõ ràng, và nó luôn gây thắc mắc sau mỗi lần trao giải và những cuộc tranh cãi bất tận. Ở Việt Nam sau giải Cánh diều được trao, nhà nhà đều cực kỳ vui vẻ.
2. Tổ chức thảm đỏ của Cánh diều giản dị và đỡ tốn kém và văn minh hơn nhiều: Thảm đỏ thực chất chỉ là cái lối đi của nghệ sĩ, nhưng bên BTC Oscar lại biến nó thành một Pre-show rườm rà, phức tạp và sáo rỗng, chỉ để nghệ sĩ khoe xống áo, béo bở cho truyền thông và lấy tiền của các fan hâm mộ, trong khi để làm được không khí đó, BTC Diều vàng chỉ việc bỏ ít tiền ra thuê đám sinh viên, vừa đóng giả fan, vừa đóng nhiếp ảnh chụp hình, vẫy đèn chớp Tàu lia lịa. Làm thế vừa có không khí, vừa tạo công ăn việc làm thêm cho đám sinh viên nghèo nhiệt tình và hiếu học.
3. Chọn phim: Oscar chỉ là tổ chức phi chính phủ nên cao lắm nó cũng huy động được phim của các hãng tư nhân thế giới, nhất là Mỹ tham gia. Nhưng ở giải Cánh diều, ngoài tư nhân còn có phim nhà nước, ngoài phim thương mại còn có cả phim tuyên truyền. Điều này Oscar tìm hiểu mãi mà chưa thực hiện được thế nào là “phim nhà nước”. Diều vàng còn tỏ rõ sự ưu việt khi nó mở rộng cho cả Việt kiều ngoài nước và nhiều thành viên ngoài Hội điện ảnh tham gia, điều mà trước đây chưa từng có. Đơn giản bởi vì nếu chỉ lấy phim của Hội thì năm nay mới có hai phim, chẳng nhẽ lại để mỗi hai cái ấy tranh nhau một vàng một bạc? Hơn nữa, ý nghĩa tuyên truyền thời này nó phải hiểu rộng và khác đi, tuyên truyền cho việc ăn chơi, kiếm tiền, giải trí nhảm mà vui cũng là kích cầu thương mại, thế là góp phần xây dựng xã hội rồi còn gì? Cho nên thể loại của Cánh diều năm nay rất đa dạng và phong phú, chứ cái kiểu cứ mãi viễn tưởng rồi lại hoài cổ như Oscar thì chỉ tổ làm điện ảnh đi vào ngõ cụt!
4. Ban giám khảo: Đến thời buổi này mà AMPAS còn lạc hậu đến mức nhờ tới cả năm sáu ngàn thành viên cùng chấm giải Oscar, sự rắc rối này khiến AMPAS ngoài những sự liên lạc vô cùng phức tạp và nỗi lo lộ phim từ BGK ra chợ đen năm nào cũng tái diễn, BTC Oscar còn tốn cả núi tiền để thuê hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers kiểm hàng đống phiếu bầu từ đám thành viên mỗi người một ý kia. Rút kinh nghiệm từ đó, BTC Cánh diều chỉ mời có 13 thành viên và nhốt họ vào một chỗ để ngồi chấm phim. Vừa bí mật, vừa tiết kiệm mà lại còn dễ “hội ý” khi có vấn đề gì nhạy cảm. Con số 13 này tạo nên một cuộc họp kín kiểu Last Supper nổi tiếng của Da Vinci đầy bí hiểm và kịch tính. Nhất là chỉ biết trước có một nhân vật chính trong vai “Chúa” với danh hiệu “Nhân dân” đầy uy lực. Những kẻ giấu mặt khác thì phải chờ đến thứ 6 ngày 13 mới có thể biết một phần mặt thật. Như vậy về tổ chức và hấp dẫn truyền thông, Diều vàng đã tỏ ưu thế hơn hẳn. Những thành viên BGK Diều vàng luôn giữ vững truyền thống đòan kết:” Tất cả nhất trí, mỗi người một ý”. Nếu họ có cãi nhau hay tố nhau cũng chỉ sau khi giải đã thành công tốt đẹp chứ nhất định không đụng chạm nhau trong khi chấm điểm, bất kể ấm ức đến đâu.
5. Khách mời và nghệ sĩ trao giải: Cái đám sao Holywood là chúa háo danh, hễ cứ nghe có TH trực tiếp và thảm đỏ là kéo nhau đi ầm ầm chật đường chật phố gây tắc nghẽn giao thông với những xe dài xe ngắn cổ quái. Những “sao” Việt thường rất rõ ràng và kiên quyết trong chuyện này. Truyền hình thì họ cũng lên mãi rồi, không gỉai này thì giải khác, tháng nào chả có. Điều quan trọng khiến họ nhận lời đi dự, ngoài điều kiện ăn ở đi lại thì chuyện quan trọng nhất mà BTC cần làm là việc thông báo trước là họ có được giải gì hay không! Với lòng tự trọng cao, các sao Việt quyết không mang mình ra làm trò cười cho thiên hạ khi không có giải mà cứ ngồi sượng trân ở dưới ghế khán giả làm nền cho người khác để quay phim. Hay ít nhất BTC cũng phải mời các “sao” lên trao giải, hát hò hay gì đó để không có miếng cũng để tiếng thì họa may còn xét để nhận lời nếu lịch chạy sô còn trống. Nếu không thì a lê tớ ở nhà xem TV còn sướng hơn. Thế nên BTC bao giờ cũng phải rò rỉ vài tin tốt lành giờ chót cho đám đông “sao” thêm xôm tụ. Điều này hơi trái với nguyên tắc bí mật nhưng cũng chẳng sao. Không nói với chúng nó thì kết quả đằng nào cũng bị đám báo trí rỏ rỉ trước lúc trao giải hết mà thôi. Có điều xác suất cũng chỉ tới 99% là cùng chứ chẳng bao giờ lộ hết. Việc này thì BTC cam đoan.
Chính vì biết rút kinh nghiệm từ cuộc tổng diễn tập tiền Diều vàng là Oscar nên năm nào, giải Cánh diều vàng cũng thành công rực rỡ, mang lại vinh quang cho điện ảnh nước nhà.
P.S.: Theo tin từ hành lang, dù chưa lộ danh tính BGK và các phi chưa được chấm nhưng có những phim sau đây đã kịp cán đích:
- Phim đặt tên tiếng nước ngoài hay nhất: “ Hello cô Ba”
- Phim có cái tên dài nhất: Hotboy…gái điếm…con vịt…thằng cười”
- Phim “nổ” xịt nhất: Ngôi nhà trong hẻm
- Phim tạp kỹ về thể loại nhất: Huyết ngải
- Phim cổ điển nhất: Mùi cỏ cháy
- Phim nữ tính nhất: Tâm hồn mẹ
- Long ruồi và Lệnh xóa sổ được Ủy ban Điện ảnh Hồng Kông tặng bằng danh dự cho việc bảo tồn và phát triển phong cách Hồng Kông ra ngoài biên giới.
- Sài gòn Yo được nhà sản xuất phim “Step up” tặng giải phiên bản Việt hay nhất…
Phim nào cũng được giải, đó chính là tính ưu việt vượt trội của Diều vàng so với bất kỳ giải thưởng điện ảnh nào có chữ Vàng trên thế giới. Tính nhấn văn của Diều vàng chính là ở chỗ nó không để ai về tay không bao giờ, ít nhất thì cũng được lãnh đạo tặng hoa và bằng khen trên sân khấu...
Có một giải thưởng chính thức chắc chắn được trao không phải cho người dự thi mà cho nhân vật tài ba nghĩ ra hình tượng cánh diều vì những lý do đặc biệt sáng tạo: Hình tượng cánh diều không thể bay tự mình mà luôn cần sự hỗ trợ hay tác động từ bên ngoài, sự sáng tạo của cánh diều không thể vô tận mà chỉ giới hạn trong độ dài cuộn dây và điều quan trọng nhất, diều chỉ bay được khi có kẻ giật dây…
AMPAS luôn không thể hiểu được những bí mật này vì họ quá kém tinh thần học hỏi khi không cử người thường xuyên qua dự giải Cánh diều hoăc xem TH trực tiếp. Vẫn biết lịch của Đài TH địa phương thay đổi như cơm bữa nên nhét lễ Diều vàng vào lúc nào có thể khi có giờ trống, nhưng đã là nhà tổ chức chuyên nghiệp thì phải nắm vững thông tin hàng ngày chứ? Cứ như vậy thì Oscar chằng bao giờ khá được!
ai viết bài này chuẩn thế cơ chứ lị :D
ReplyDeletemình cũng không rõ nữa, có để link bài viết gốc đó bạn :D
ReplyDeleteBài biếm phẩm này rất hay tôi cũng mòng rằng các kỉ sư cơ khí của viện hàn lâm điện ảnh Việt Nam giải cánh diều vàng cho phim Bụi Đời Chợ Lớn đoạt giải nhất =))
ReplyDelete